Đề xuất miễn bảo hiểm thất nghiệp cho người đóng trên 12 năm chưa hưởng lần nào - Tìm Việc Nhanh Hà Nội

Đề xuất miễn bảo hiểm thất nghiệp cho người đóng trên 12 năm chưa hưởng lần nào

Đây là lý do khi góp ý vào dự thảo luật Việc làm (sửa đổi), Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đề xuất miễn bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đã đóng trên 12 năm, nhưng chưa hưởng lần nào.

Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

THU HẰNG

Theo quy định tại luật Việc làm 2013, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc có xác định thời hạn thì được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp nếu có nhu cầu sau khi nghỉ việc.

Nếu người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng (12 năm) mà nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa 12 tháng.

Tuy nhiên, tại dự thảo luật Việc làm (sửa đổi) đang lấy ý kiến các bộ, ngành và nhân dân, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm sẽ không được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

Góp ý vào nội dung này, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Bộ LĐ-TB-XH nghiên cứu, đánh giá kỹ vì quy định này sẽ ảnh hưởng lớn đến người lao động. Theo đó, nếu không được bảo lưu thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp sau 12 năm tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người lao động dễ nghỉ việc để hưởng 12 tháng trợ cấp để đỡ thiệt thòi và có thể sẽ rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần.

Điều này gây ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng, làm mất đi những người lao động làm việc lâu năm, hoặc người lao động sẽ phối hợp với người sử dụng lao động trục lợi chính sách trợ cấp thất nghiệp. Quy định này cũng khiến người lao động không mặn mà quay lại quan hệ lao động chính thức. 

Vì thế, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị bỏ quy định này, cho phép người lao động được đóng và hưởng trợ cấp thất nghiệp, đối với thời gian đóng trên 144 tháng.

Tổ chức công đoàn còn đề xuất nghiên cứu quy định người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng mà chưa có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Phần bảo hiểm thất nghiệp phải tham gia theo quy định, được bổ sung vào các chế độ khác của BHXH để tăng quyền lợi cho người lao động khi nghỉ hưu.

Người lao động có thời gian đóng dư, mà chưa có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì được vay ưu đãi từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp để duy trì sinh kế, hoặc được tính hưởng hỗ trợ cho thân nhân gặp rủi ro về việc làm.

Tổ chức công đoàn cho rằng, thực tế có những người lao động có thời gian tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp đủ để hưởng lương hưu, nhưng chưa đủ tuổi, do đặc thù ngành nghề hoặc nguyện vọng làm việc phải nghỉ việc chờ hưởng lương hưu.

Trong thời gian đó, việc người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với thời gian đóng là hợp lý, đảm bảo thu nhập cho người lao động không có việc làm trong thời gian nghỉ chờ hưởng lương hưu.

Trước đó, cuối năm 2023, BHXH Việt Nam từng có công văn gửi Bộ LĐ-TB-XH xin ý kiến về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp và bảo lưu thời gian đóng với trường hợp có thời gian đóng trên 144 tháng (12 năm).

BHXH Việt Nam cho biết, thực tế việc giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với trường hợp có thời gian đóng trên 144 tháng không thống nhất trên toàn quốc.

Điều này dẫn đến khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên hệ thống phần mềm nghiệp vụ liên thông toàn quốc đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong khi đó, việc thực hiện các nghiệp vụ trên phần mềm phải đảm bảo tính thống nhất đối với cùng một nhóm đối tượng có cùng điều kiện.

Việc không thống nhất trong tổ chức thực hiện như trên gây bất bình đẳng về quyền lợi giữa những người lao động trong cùng nhóm đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

No comments

Powered by Blogger.
close(x)
close(x)